Kinh Luân Điện Xoay
Vậy bánh xe kinh luân là gì?
Kinh Luân có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa.
Kinh Luân là một vật không thể tách rời văn hóa tâm linh Phật giáo Tây Tạng. Ban đầu, Kinh Luân của truyền thống Phật giáo Tây Tạng là xoa dịu mọi chúng sanh đang đau khổ. Kinh Luân hay còn gọi là bánh xe Mani, bánh xe cầu nguyện được giáo đồ Phật giáo sử dụng trong tụng niệm.
Theo kinh điển Phật giáo, việc lắp đặt Kinh luân mang lại lợi ích ý nghĩa vô cùng lớn lao: Để một kinh luân trong nhà sẽ mang lại từ trường an lạc, quân bình vô cùng tích cực nhờ năng lượng của những câu thần chú bên trong kinh luân lan toả.
Các bậc Thầy Kim Cương thừa dạy rằng một ngôi nhà có kinh luân sẽ được bảo hộ như Potala - cõi Tịnh độ của Đức Quán Âm mà không cần có sự sắp đặt phong thủy hoặc an vị nào khác. Khi kinh luân được đặt trên mặt đất, tất cả chúng sinh chạm vào mặt đất đó cũng thoát khỏi mọi đau đớn, khổ sở của quỷ đói.
Kinh Luân có hình trụ tròn, có thể quay quanh một trục ở chính giữa. Trong hình trụ này dán các tấm giấy chép kinh văn. Người cầu nguyện vừa xoay kinh luân vừa niệm:”Om mani padme hum (Án ma ni bát di hồng )”. Câu tụng này có ý nghĩa ca tụng các vị chư Phật. Bánh xe mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú.
Kinh Luân là một trong những phương pháp thực hành tâm linh đơn giản và hiệu quả nhất. Bất kể bạn có phải là tín đồ Phật giáo hay không, chỉ cần quay hoặc ở gần một Kinh Luân, bạn sẽ được nhận những năng lượng từ trường an lành vô cùng tích cực, khiến tịnh hóa vô vàn nghiệp xấu và giúp thân tâm trở nên an lạc.
Lợi ích của kinh luân là gì?
Kinh Luân có rất nhiều lợi ích kỳ diệu
Kinh Luân có rất nhiều lợi ích kỳ diệu. Tương truyền, kinh luân được mang đến trái đất từ thế giới của loài Rồng (là những chúng sanh sống trong các đại dương) nhờ Bồ tát Long Thọ vì ngài được mách bảo bởi Bồ tát Quan Âm trong một linh kiến rằng “những lợi ích của nó đối với chúng sanh là vô cùng to lớn”. Ngài Long Thọ đã trao cho vị Dakini mặt sư tử phương pháp thực hành kinh luân, về sau vị này dạy lại cho Đức Liên-Hoa-Sanh, người đã truyền nó vào Tây tạng.
Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy rằng một lần quay kinh luân còn tốt hơn là nhập thất trong nhiều năm, dù đó là một thực hành tâm linh mãnh liệt. Ngài bảo “Chuyển bánh xe pháp còn tốt hơn lắng nghe, suy tư và thiền định trong một tỷ năm”
Kinh luân xoay trong chùa Tây Tạng
Đức Phật A-Di-Đà dạy “Kẻ nào trì tụng thần chú Sáu âm trong lúc quay kinh luân phước của kẻ đó ngang với 1,000 vị Phật”. Đức Liên-Hoa-Sanh bảo “ngay cả với kẻ thiếu kiên trì, vẫn có được những năng lực kỳ diệu. Những ai tinh tấn trì tụng Sáu âm và quay kinh luân thì không nghi ngờ gì nữa họ sẽ đạt được thập địa”.
Đức Phật dạy “Lợi ích nhất chính là mọi nghiệp lực và vô minh phiền não tích tập trong chuỗi tái sinh dài vô tận được tịnh hóa dễ dàng không nhọc công”.
- Quay kinh luân 1 lần bằng 1 lần đọc Tanjur (luận giải về giáo lý của Phật)
- Quay 2 lần bằng 1 lần tụng Kanjur(kinh Phật)
- Quay 3 lần sẽ loại bỏ nghiệp chướng đã gây ra
- Quay 10 lần sẽ loại bỏ khối ác hạnh to lớn như núi Tu-di.
- Quay 100 lần sẽ sánh ngang Yama, vua Pháp.
- Quay 1000 lần sẽ nhận ra ý nghĩa của Pháp thân, làm lợi ích cho chính mình.
- Quay 10,000 lần sẽ có khả năng làm lợi ích cho kẻ khác
- Quay 100,000 lần sẽ được sanh làm người hầu của Đức Chenrezi.
- Quay 1 triệu lần, chúng sanh trong sáu cõi sẽ đạt được đại dương hạnh phúc.
- Quay 10 triệu lần, sẽ cứu thoát tất cả chúng sanh hữu tình khỏi địa ngục.
- Quay 100 triệu lần, bạn sẽ đồng đẳng với Đức Chenrezi tôn quý.
Vậy ý nghĩa của vệc quay kinh luân là gì?
Kinh luân như viên ngọc báu : bất cứ điều gì bạn muốn, nó sẽ hoàn thành những thành tựu thông thường và siêu việt.
- Quay kinh luân có năng lực ban phước nhanh chóng. Nó có năng lực giải thoát khỏi những chướng ngại ma quỷ, ngoại đạo, phá giới. Ngăn ngừa mọi chướng ngại và sẽ bảo hộ chúng ta. Mọi kẻ thù đều vượt qua.
- Kinh luân như viên ngọc báu : bất cứ điều gì bạn muốn, nó sẽ hoàn thành những thành tựu thông thường và siêu việt.
- Quay Kinh Luân với sự ăn năn sám hối lớn lao sẽ loại trừ 5 hành động bị báo ứng nhãn tiền, 4 trọng tội, 8 tà kiến, 10 hành vi bất thiện.
- Trong lúc bạn quay, bất kỳ ai nhìn thấy bạn quay Kinh Luân, chạm vào bạn hoặc Kinh Luân, nghĩ đến bạn hay Kinh Luân, sẽ không bị đọa vào 3 đường ác, và được đưa vào con đường của Phật quả.
Cấu tạo của kinh luân.
- Kinh Luân gồm một hình trụ xoay trên một trục ở trung tâm. Những cuộn kinh ghi chân ngôn được quấn bên trong quanh trục này và vỏ bên ngoài thường chạm khảm chân ngôn Lục Tự Đại Minh “Om Mani Padme Hung” cùng các biểu tượng Tam muội da của chư Phật hoặc các biểu tượng cát tường cúng dường thù thắng. Người dân vùng Himalaya chế tạo ra kim luân với nhiều kích cỡ khác nhau từ chiếc bé nhỏ có kích cỡ vài centimet đến chiếc lớn đường kính vài mét. Có những kinh luân chỉ được trang trí một cách mộc mạc đơn giản như bằng lớp vải, gỗ hoặc da. Một số khác cỡ lớn hơn lại được trang hoàng rất tinh tế, cầu kỳ, khảm đồng thếp vàng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Loại kinh luân này được gọi là Kinh Luân Vương. Ở bốn phương chính của Đại Bảo tháp Tây thiên có các Kim luân Vương cỡ lớn cao hai mét. Bao quanh sát phần kiến trúc chính của Bảo tháp là các kim luân cỡ vừa để đại chúng viếng thăm có thể kết hợp nhiễu Tháp và cầu nguyện chuyển chú tích lũy công đức!
- Để yểm kim luân Lục tự minh chân ngôn, trước hết các vị Tăng an vị trục quay ở bên trong Kim luân. Kế đến các ngài gia trì trục trung tâm của kim luân bằng cách thư lên ba chủng tử OM, AH, HUNG và sau đó viết chân ngôn thích hợp bằng tiếng Phạn hoặc tiếng Tạng phía dưới chủng tử này. Cuối cùng, các vị sẽ đưa các bản kinh in chân ngôn Lục Tự minh “Om mani padme hum” với kích cỡ phù hợp vào trục của Kinh Luân, rồi bắt đầu cuốn từ vị trí của chữ “Om” theo chiều quay đồng hồ cho đến khi Kinh Luân chứa đầy kinh. Khi đã cuốn xong, người ta có thể dùng vải bọc kín vòng kinh yểm bên trong lại.
Nhungtho.vn